Khi cần tiền mặt để sử dụng, Trương Mỹ Lan, chủ tịch Vạn Thịnh Phát, yêu cầu lãnh đạo Ngân hàng SCB chỉ đạo một số chi nhánh lớn xuất tiền dưới hai hình thức rút tiền mặt trực tiếp tại nhà băng này
Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 85 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị, tổ chức liên quan. Trong vụ án này, bị can Trương Mỹ Lan bị truy tố 3 tội danh: Tham ô tài sản, Đưa hối lộ và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Bị can Trương Mỹ Lan thời điểm chưa bị bắt. Ảnh: Vạn Thịnh Phát
Theo cáo trạng, dù không giữ chức vụ quản lý nào tại ngân hàng SCB song Trương Mỹ Lan nắm cổ phần chi phối nhà băng này đến hơn 91%, “là người có quyền lực tuyệt đối, điều hành tuyệt đối mọi hoạt động của SCB”. Nữ chủ tịch trực tiếp tuyển chọn, bố trí nhân sự thân tín vào vị trí lãnh đạo chủ chốt, chỉ đạo thành lập riêng ba đơn vị trực thuộc SCB để giải ngân cho vay theo yêu cầu của bị can.
Cơ quan tố tụng xác định, từ 2012 đến tháng 10-2022, bị can Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống hồ sơ và SCB đã giải ngân hơn 2.500 khoản cho nhóm của mình (1.000 khoản cho cá nhân, 1.500 khoản cho tổ chức) với tổng số tiền hơn 1.066.600 tỉ đồng. Khi giải ngân, SCB sẽ chuyển cho các cá nhân hoặc pháp nhân theo phương án vay vốn. Khi giải ngân, SCB sẽ chuyển cho các cá nhân hoặc pháp nhân theo phương án vay vốn.
Tính đến tháng 10-2022 (thời điểm khởi tố vụ án), nhóm bà Lan còn 1.284 khoản vay với dư nợ 677.200 tỉ đồng, hiện các khoản nợ này không có khả năng thu hồi. Dư nợ gốc chiếm 93% tổng dư nợ gốc của hơn 23.000 khoản vay còn dư nợ tại SCB.
Đáng chú ý, trong số tiền rút khỏi SCB, từ tháng 2-2019 đến 9-2022, lái xe riêng đã chở 108 ngàn tỉ đồng và 14,7 triệu USD từ nhà băng này về thẳng nhà riêng Trương Mỹ Lan hoặc trụ sở Vạn Thịnh Phát, hoặc đưa cho một số người theo chỉ đạo của nữ doanh nhân này.
Theo đó, khi cần tiền mặt để sử dụng, Trương Mỹ Lan yêu cầu lãnh đạo SCB chỉ đạo một số chi nhánh lớn xuất tiền dưới hai hình thức rút tiền mặt trực tiếp tại Ngân hàng SCB hoặc chuyển khoản vào các tài khoản của các công ty “ma”, cá nhân trong nhóm. Nhóm cán bộ, lãnh đạo SCB xuất tiền theo một quy trình có sẵn bất chấp các quy định pháp luật rồi giao cho Bùi Văn Dũng (lái xe riêng của chủ tịch Vạn Thịnh Phát). Sau đó, Dũng vận chuyển tiền về nhà cho Trương Mỹ Lan tại tòa nhà Sherwood, 127 Pasteur (quận 3, ).
Tại nhà chủ tịch Vạn Thịnh Phát, Bùi Văn Dũng giao cho Trần Thị Hoàng Uyên (trợ lý của chủ tịch Vạn Thịnh Phát). Trần Thị Hoàng Uyên theo chỉ đạo của bị can Trương Mỹ Lan giao tiền cho những người đến nhận.
Hoặc có những chuyến xe chở tiền thẳng về trụ sở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại 193-203 Trần Hưng Đạo (quận 1, TP HCM) để giao cho Trương Mỹ Lan hoặc chuyển tiền trực tiếp cho các cá nhân theo chỉ đạo của nữ doanh nhân này.
Kết quả điều tra xác định sổ tay ghi chép và lời khai của Bùi Văn Dũng, Trần Thị Hoàng Uyên (trợ lý Trương Mỹ Lan) từ ngày 26-2-2019 đến ngày 12-9-2022, theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, Dũng đã vận chuyển tiền từ Ngân hàng SCB về Tập đoàn Vạn Thịnh Phát hoặc nhà riêng của nữ doanh nhân này khoảng 108.000 tỉ đồng và 14,7 triệu USD.
Số tiền mặt trên được rút ra khỏi SCB không chỉ từ khoản vay tín dụng của ngân hàng mà còn có nguồn từ phát hành trái phiếu. Những chuyến xe chở tiền khỏi nhà băng được giao cho bà Lan hoặc đưa cho một số cá nhân theo chỉ đạo của chủ tịch Vạn Thịnh Phát.
Theo cáo trạng, số tiền trên được bị can Trương Mỹ Lan sử dụng để trả nợ tiền mua bất động sản, mua cổ phần các dự án và sử dụng vào các mục đích cá nhân khác.
Nguyễn Hưởng“